Về phát triển chính phủ số, tại buổi làm việc với Chủ tịch Ủy ban của Tổng thống về phát triển Chính phủ trên nền tảng số (DPG), hai bên đã chia sẻ về các chính sách, chương trình quốc gia về chuyển đổi số và triển khai chính phủ số ở mỗi nước.
Trong khuôn khổ một Ủy ban chuyên trách của Tổng thống về phát triển chính phủ trên nền tảng số, Hàn Quốc đã huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thiết kế, xây dựng và triển khai các chương trình chuyển đổi số các cơ quan chính phủ ở trung ương và địa phương, thành lập các Nhóm đặc trách (Task Force) để triển khai từng dự án cụ thể, thúc đẩy kết nối các hệ thống và dữ liệu của các cơ quan.
Tại buổi làm việc với Cơ quan Thúc đẩy Công nghiệp ICT Quốc gia (NIPA) của Hàn Quốc, đoàn đã nghe giới thiệu về các chính sách và chương trình hỗ trợ cụ thể của Chính phủ Hàn Quốc cho các doanh nghiệp công nghệ số, các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt ưu tiên phát triển công nghệ và ứng dụng AI.
Về ứng dụng AI trong phát triển kinh tế số, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm điện toán quốc gia để thúc đẩy ứng dụng AI trong các lĩnh vực. Cơ quan Xã hội thông tin Quốc gia Hàn Quốc (NIA) đã chia sẻ các chương trình, sáng kiến hỗ trợ ứng dụng AI, phát triển nền tảng số cho các Bộ, ngành và địa phương tại Hàn Quốc.
Về an toàn thông tin, tại buổi làm việc với Cơ quan Internet và An ninh mạng Hàn Quốc (KISA), hai bên đã chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức, đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ chuyển đổi số, kinh nghiệm chống lừa đảo trực tuyến, kinh nghiệm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về ATTT, tiêu chuẩn an ninh cho camera giám sát.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đến thăm và làm việc với Đại học Seoul Cyber (SCU) và dự lễ khai trương Văn phòng Liên kết đào tạo giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) và SCU. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao chương trình hợp tác của PTIT và SCU, đặc biệt trong tổ chức đào tạo, vận hành và sản xuất nội dung dạy-học theo mô hình đại học số e-learning hiện đại tích hợp công nghệ số và AI.
Trong chương trình công tác, đoàn đã có buổi làm việc với Bưu chính Hàn Quốc (Korea Post), chia sẻ kinh nghiệm quản lý để thị trường bưu chính phát triển và cạnh tranh lành mạnh, chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp bưu chính và logistics.
Cũng trong thời gian ở Hàn Quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Khoa học và ICT Hàn Quốc, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (VINASA) và các Hiệp hội hai nước tổ chức Diễn đàn số Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024. Chương trình có sự tham gia của đại diện hai Bộ, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, các hiệp hội ICT và doanh nghiệp công nghệ Việt Nam và Hàn Quốc.
Diễn đàn là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp ICT Việt Nam kết nối giao thương, chia sẻ nhu cầu và tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác quốc tế tại thị trường Hàn Quốc. Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các doanh nghiệp có nhiều hoạt động đầu tư, kinh doanh tại thị trường Hàn Quốc, gồm FPT, CMC và NTQ.
Chuyến công tác tại Hàn Quốc của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác về thông tin và truyền thông, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
" alt=""/>Chương mới trong hợp tác thông tin truyền thông giữa Việt Nam và Hàn QuốcNguyễn Hương Giang là nữ MC, biên tập viên của kênh truyền hình ANTV. Cô là gương mặt dẫn chương trình quen thuộc của bản tin An ninh ngày mới, Thời sự an ninh...
![]() |
Hương Giang từng là hot girl của cao đẳng Truyền Hình Hà Nội và đạt khá nhiều thành tích cao trong các cuộc thi sắc đẹp. Cô từng lọt vào vòng chung kết hai cuộc thi Hoa khôi sinh viên Hà Nội 2010 và Người đẹp hoa Anh đào 2011. |
![]() |
Hiện tại, cô đang tiếp tục theo học đại học tại đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội. |
![]() |
Tốt nghiệp đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, sở hữu một gương mặt khả ái, Vũ Ngọc Hoàng Oanh hiện là MC rất được yêu thích trong các chương trình của Today TV, HTV2, HTV7. |
![]() |
Là gương mặt trẻ được biết đến từ năm 2005 khi tham gia một cuộc thi do báo Mực tím tổ chức, Hoàng Oanh trở thành cái tên quen thuộc trên các tạp chí dành cho teen Việt. Sau đó, cô tham gia và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sắc đẹp như giải nhất Hot V-teen 2006, giải nhất Top Girl - The face shop 2012, Hoa khôi khả ái của Miss Sport 2012, Á hậu Phụ nữ qua ảnh 2013. |
![]() |
Vừa qua, cô gái xinh đẹp này còn đạt giải ba cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình 2013. |
![]() |
Nổi tiếng với vai diễn Bích đanh đá trong Nhật ký Vàng Anh ngày nào, giờ đây Ngô Thanh Huyền đã trở thành một gương mặt được khán giả mến mộ trên sóng VTV6. |
![]() |
Thanh Huyền bước vào công việc MC bằng niềm đam mê từ thuở bé. Ngay từ năm 2007, cô đã vượt qua gần 2.000 bạn trẻ khác để trở thành cộng tác viên của kênh truyền hình VTV6 và bây giờ là một MC chuyên nghiệp. |
Không chỉ xuất sắc trong vai trò MC, Thanh Huyền vẫn tiếp tục khẳng định tài năng bằng những vai diễn ấn tượng trong các bộ phim như Có lẽ bởi vì yêu, Nhà có nhiều cửa sổ... |
![]() |
Vũ Thùy Linh là gương mặt MC được nhiều người yêu mến trong chương trình Nhịp đập 360 độ thể thao phát sóng hàng ngày trên kênh VTV3. Gương mặt thanh tú, cách dẫn lưu loát khiến hoa khôi làng wushu một thời ngày càng tạo được dấu ấn riêng. |
![]() |
Trước khi trở thành MC, cô gái sinh năm 1990 này là gương mặt vàng của làng wushu Việt. Trong sự nghiệp của mình, Linh từng gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc như huy chương Vàng giải trẻ thế giới và châu Á từ năm 2003-2008, huy chương Vàng giải vô địch châu Á 2008 và SEA Games 24. |
Năm 2012, Thùy Linh tham gia cuộc thi Hoa khôi thể thao Việt Nam và giành giải thí sinh tài năng. Cô gái đa tài này còn tiếp tục ghi dấu ấn khi bắt cặp cùng ca sĩ Hoàng Hải trong cuộc thi Cặp đôi hoàn hảo. |
(Theo Zing)
" alt=""/>4 nữ MC xinh đẹp cầm tinh con ngựaĐó là những chia sẻ của một đại diện phía Hàn Quốc về cách nhìn nhận tầm quan trọng của lao động nghề đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước trong hội thảo "Thúc đẩy phong trào và nâng cao chất lượng tổ chức tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp" diễn ra sáng ngày 6/10 tại Hà Nội.
Việt Nam: Huấn luyện còn thiếu chuyên nghiệp
Phát biểu khai mạc, ông Lê Văn Chương – Phó Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – cho rằng, kỳ thi tay nghề các cấp không hoàn toàn là chuyện phong trào, mà là để hướng tới phát triển kỹ năng nghề, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo ông Chương – một người gắn bó nhiều năm với các cuộc thi kỹ năng nghề, ngoài Hà Nội, TP.HCM và một số ít tỉnh thành, số lượng nghề dự thi của hầu hết các địa phương tham gia kỳ thi kỹ năng nghề vẫn rất ít. Khó khăn chung là vấn đề kinh phí, vì thế không còn cách nào khác là phải huy động nguồn lực xã hội hoá.
“Huy động doanh nghiệp tham gia không chỉ là vấn đề tài trợ, mà còn là vấn đề chuyên môn. Bởi vì mục đích cuối cùng mà chúng ta hướng tới vẫn là đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp”.
Ông Chương nêu một số tồn tại khác trong công tác tổ chức các kỳ thi kỹ năng nghề: “Thể lực cũng là một vấn đề. Thí sinh của chúng ta có thể lực yếu so với các nước, chỉ làm đến ngày thứ 2 là mệt. Cùng với đó là tâm lý thi đấu. Trước các kỳ thi, các em đều chia sẻ là rất áp lực. Ngoài ra là các kỹ năng mềm, việc này các đoàn quốc tế làm rất tốt. Cuối cùng là trình độ ngoại ngữ của chúng ta còn yếu, nếu không có sự gắn kết của phiên dịch thì sẽ thất bại”.
Thí sinh tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề cần phải được huấn luyện kỹ về thể lực và tâm lý. |
Nguyên nhân của những tồn tại này là do sự đầu tư, tổ chức và phương pháp huấn luyện, ông Chương chỉ ra.
“Kế hoạch huấn luyện của chúng ta còn hời hợt”. Vị Vụ phó kể một số câu chuyện minh chứng: Có lần đoàn của chúng ta cắm ổ điện một cái máy mà làm nổ cả hệ thống của ban tổ chức, hay như có lần thí sinh đi thi mà đi giày mềm, đến lúc phải nhét giấy vào mũi giày cho cứng…
Theo ông Chương, đó là minh chứng cho sự thiếu chuyên nghiệp và không theo chuẩn hoá.
Hàn Quốc: Quan sát 10 năm để chọn 1 thí sinh
Bàn về kinh nghiệm chuẩn bị và tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế, ông Ha Sang Jin – Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan phát triển nguồn lực Hàn Quốc tại Việt Nam đã có những chia sẻ thiết thực.
Ông Ha cho biết, Hàn Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc thi kỹ năng nghề thế giới là vào năm 1967.
“Vào thời điểm đó, các thí sinh tham gia là những vị anh hùng đối với sự phát triển của đất nước chúng tôi. Không phải chỉ những người tham gia cuộc thi tay nghề mới biết đến kỳ thi, mà toàn thể người dân Seoul lúc đó đã đổ ra đường để chào đón các thí sinh” – ông kể.
“Vì sao chúng tôi lại phải làm quá lên như vậy? Bởi vì, lúc đó Hàn Quốc rất nghèo và gần như không có sự đầu tư cho các cuộc thi tay nghề. Mà để một quốc gia phát triển, quốc gia ấy phải có những sản phẩm xuất khẩu. Khi muốn xuất khẩu sản phẩm, chất lượng của sản phẩm phải được biết đến trên thị trường thế giới. Chúng tôi muốn dựa vào cơ hội tham gia cuộc thi tay nghề để thế giới biết đến những lao động chất lượng cao của Hàn Quốc. Và khi đã có những lao động chất lượng cao sẽ có những sản phẩm chất lượng cao”.
“Về mặt đối nội, thông qua kỳ thi tay nghề thế giới, chúng tôi muốn tạo động lực cho người dân Hàn Quốc, rằng dù nghèo nhưng chúng tôi vẫn làm được những việc mà các quốc gia giàu có đang làm được”.
Ông Ha Sang Jin – Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan phát triển nguồn lực Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về công tác tổ chức, tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề trong và ngoài nước. |
Đương nhiên, trong suốt vài chục năm tổ chức các kỳ thi tay nghề trong nước và tham dự kỳ thi quốc tế, Hàn Quốc cũng từng vấp phải những khó khăn như Việt Nam, ông Ha cho hay.
“Các kỳ thi của chúng tôi cũng có những gian lận, thiếu công bằng, ví dụ như ở kỳ thi quốc gia, đồng hương thì sẽ chấm cao cho nhau hơn. Vì thế, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp như chọn thành viên giám khảo ở các chuyên ngành không liên quan, lập hội đồng chấm độc lập. Tất nhiên, dù có biện pháp nào đi chăng nữa vẫn có thể có những tiêu cực xảy ra. Con người không thể hoàn hảo 100% được, nhưng chúng tôi luôn cố gắng hạn chế nhất những tiêu cực”.
Về vấn đề chọn thí sinh đi thi quốc tế, “đôi khi chúng tôi lựa chọn bằng cách trong suốt 10 năm quan sát 1 người để quyết định có lựa chọn hay không”.
Mặc dù khẳng định Hàn Quốc đang làm tốt trong các kỳ thi tay nghề nhưng ông Ha cho biết, các thí sinh của họ vẫn có tâm lý căng thẳng và thể lực vẫn yếu giống như thí sinh Việt Nam.
“Đó là lý do chúng tôi cũng nhìn vào thể lực để lựa chọn. Sau đó, chúng tôi đào tạo các thí sinh, có thể đưa vào quân đội 1 tháng để rèn luyện thể lực, hoặc đưa đi đào tạo tâm lý để không bị căng thẳng. Nếu trong quá trình đào tạo, thí sinh nào không đủ năng lực sẽ bị loại khỏi đội tuyển”.
Ngôn ngữ cũng là trở ngại của các chuyên gia và thí sinh Hàn Quốc. Vì thế, nước này đưa giải pháp: chọn phiên dịch ngay khi chọn thí sinh. Đặc biệt, các phiên dịch viên cũng phải tham gia huấn luyện để nắm rõ các khái niệm chuyên môn trong từng hoàn cảnh, đồng thời giảm thiểu lỗi khi phiên dịch.
“Để rèn tâm lý cho thí sinh, chúng tôi tạo bầu không khí giống hệt như kỳ thi tay nghề thế giới, ví dụ như một không gian có rất đông người”.
Chia sẻ về kinh nghiệm “lôi kéo” các doanh nghiệp tham gia, ông Ha cho rằng: “Mời doanh nghiệp về tất nhiên là không dễ dàng. Họ phải có lợi ích gì khi tham gia. Ví dụ như Nhà nước phải có chính sách như thế nào để người dân sẽ biết đến và sử dụng sản phẩm của một doanh nghiệp tham gia phát triển kỹ năng nghề” – ông Ha gợi ý.
Đó là khẳng định của một đại biểu tại buổi đối thoại về hướng nghiệp dựa vào kỹ năng trong thời kỳ mới diễn ra tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội chiều ngày 5/10.
" alt=""/>Nơi lao động nghề là người hùng của đất nước